Trang

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Tổng quát cách ép cá betta


      Chắc hẳn với những người yêu thích cá Betta, ai cũng mong muốn có thể tạo ra những bầy cá con cho riêng mình. Cảm giác thích thú khi chăm sóc chúng từng ngày, nhìn chúng lớn lên mà trong lòng vui sướng. Những người mới nuôi thường có ít kinh nghiệm nên không tránh khỏi những chuyện đau lòng đối với bầy cá. Hiểu được tâm trạng và cái khó của các bạn, nay tôi viết bài này nhằm mô tả khái quát quá trình nuôi dưỡng và sinh sản cá Betta. 


Tôi sẽ cố gắng viết hết sức ngắn gọn và dễ hiểu cho các bạn.

Chú ý:
+ Cặp cá khi đem ép phải đảm bảo là cá trong giai đoạn sinh sản, cái này các bạn cần tham khảo các bài viết ở mục Kinh nghiệm nuôi Betta.
+ Cá bố phải là cá không ăn con (muốn biết có ăn con không thì phải quan sát trong quá trình sinh sản, lượng cá bột của ngày 2 thấp hơn ngày 1 và lượng cá bột ngày 3 thấp hơn ngày 2 thì vớt cá bố ra gấp nhé)
+Khi bắt cá bố hạn chế động nước mạnh để giảm thiểu lượng cá con bị chết.

Giai đoạn 1:
Sau khi mua được 1 cặp Betta như ý, bạn cần cho chúng quen với môi trường sống mới cho đến khi chúng sung mãn lại. (như nước, nhiệt độ ...)
Giai đoạn 2:
Chuẩn bị chỗ ép Betta.




1/ 1 khay nhựa có kích t

hước tương đối như trong hình, hoặc dùng thau nhựa với kích thước to hơn. Cá trống sẽ được thả vào đây trước.
(Có thể bỏ thêm rong vào, tuy nhiên với không gian hẹp dễ làm bẩn nước)
2/ Tạo chổ cho cá trống nhả bọt, cắt nữa hộp mút như trong hình hoặc bỏ vào 1 chiếc lá bàng. Cố định lại bằng 1 mẫu băng keo.
3/Hũ nhựa đựng cá mái ở trong.
4/ 1 chai đựng đầy sỏi để cá mái trốn sau khi ép. (Cái này không có cũng được)
Giai đoạn 3:
Để cá trống và mái kè nhau như thế khoảng từ 4~7 ngày cho quen mặt.
Khi đó cá trống sẽ nhả bọt rất nhiều, đồng thời 2 con khi kè nhau cũng bớt hung dữ.
Giai đoạn 4:
Thả cá mái ra, để mặc bọn chúng cỡ 1 ngày.(Đừng  có dòm ngó để tụi nó mần ăn)
Giai đoạn 5:
Khi thấy cá mái bị đuổi ra 1 góc hồ, còn cá trống thì nằm trong tổ bọt >> quá trình ép hoàn tất.
Tuy nhiên để chắc ăn bạn cần kiểm tra tổ bọt.
Nhẹ nhàng quan sát tổ bọt. nếu thấy những chấm trắng,vàng đục bên trên tổ bọt thì ok, đó là trứng.
Nếu không thấy thì  chờ thêm vài ngày và nhớ quan sát mỗi ngày tổ bọt.
Nếu sau 3 ngày vẫn không được thì bắt mái ra làm lại giai đoạn 3.
Giai đoạn 6:
Khoảng 2 ngày thì trứng nở và sau 3 ngảy thì cá bột có thể bơi.
Bắt đầu cho cá bột ăn 3 lần mỗi ngày: trùng cỏ, con mẻ, artemia ... (tham khảo các bài viết ở mục Thức ăn cho cá Betta)
Giai đoạn 7:
Cỡ 7~12 ngày, cá con to bằng cọng chân nhan có thể cho ăn bobo.
Cá sống sót sau 2 tuần thường khỏe mạnh và không chết nữa, bạn nhớ cho ăn đều.
Có thể vớt cá bố ra trong giai đoạn này. Nếu không gian rộng để chung cũng không sao.
Giai đoạn 8:
Cá sau 2 tuần có thể cho ra hồ lớn để nuôi.
Dùng nước cũ đổ chung vào hồ luôn để hạn chế cá bị sốc nước.
Giai đoạn 9:
Cá gần 2 tháng nếu có dấu hiệu đánh nhau thì vớt riêng ra được rồi. Để chung nó cắn nhau hư vây hết.

Chú ý:
Khi nuôi cá bột nước rất dễ bị dơ. Bạn cần bố trí ở nơi thích hợp, có đồ che bụi.
Cá mới nở rất yếu, không được đụng vào nước hay di chuyển bể ép sẽ làm chết cá bột.
Sau khi cá nở 3~5 ngảy nếu nước bẩn thì phải thường xuyên thay nước. Dùng ống hút nhỏ hút chất bẩn và châm nước mới nhẹ nhàng tránh làm cá bị sốc.

(Sưu tầm)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét